-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chia sẻ các Cách Nấu Chè Khoai mì ngon
Ngày đăng: 10/03/2022Tác dụng của củ khoai mì. Những công thức và cách nấu chè khoai mì ngon tại nhà. Nguyên liệu cần có khi nấu chè, chọn củ khoai mì ngon.
Khoai mì là một loại củ khá quen thuộc với người dân chúng ta, chúng gắn liền với cuộc sống của nhiều người. Thành phần củ khoai mì có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, chúng được sử dụng chế biến trong nhiều món ăn ngon. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến mọi người các cách nấu chè khoai mì, một món ngon mà mọi người không thể bỏ qua.
I. Tác dụng của khoai mì với sức khỏe
Củ khoai mì hay còn được biết đến với cái tên là củ sắn, một loại củ hết sức quen thuộc. Khi ăn và sử dụng đúng lượng thì sẽ có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Thành phần có nhiều Carbohydrate, Calo và lượng nhỏ Protein, chất béo. Ăn củ mì giúp cung cấp chất xơ, khoáng chất và một vài loại Vitamin có lợi cho cơ thể.
Những tác dụng của khoai mì phải kể đến như
Giảm đau nửa đầu: với thành phần có vitamin B2, riboflavin giúp giảm các cơn đau đầu và tăng cường hiệu quả khi khắc phục tình trạng đau nửa đầu.
Giúp cải thiện tiêu hóa: lượng chất xơ không hòa tan trong khoai mì giúp hấp thụ chất độc còn lại trong ruột, hạn chế tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa.
Điều trị tiêu chảy: khoai mì có đặc tính chống oxy hóa, nên có thể khắc phục được tình trạng tiêu chảy.
Cải thiện thị lực: khoai mì chứa Vitamin A có lợi cho sức khỏe đôi mắt, hạn chế tình trạng mù mắt hoặc là thị lực giảm sút.
Giúp chữa lành vết thương: không chỉ củ khoai mì có tác dụng trong việc điều trị vết thương mà lá và thân cây đều có tác dụng tương tự. Giúp vết thương không bị ô nhiễm và thúc đầy quá trình làm lành nhanh hơn.
Giảm sốt hiệu quả: khoai mì được tận dụng như là vị thuốc trong đông y để giúp giảm sốt.
Bảo vệ đường ruột: ăn khoai mì một cách hợp lý có thể giúp hạn chế giun sán xuất hiện trong dạ dày và đường ruột.
Tăng năng lượng: lượng carbohydrate trong khoai mì dồi dào giúp cải thiện chức năng não và cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể. Khoai mì còn có lợi trong việc cải thiện sức khỏe thần kinh, giúp giảm huyết áp và các bệnh loãng xương.
Cách để chế biến khoai mì có rất nhiều, mọi người có thể luộc, hấp để ăn hoặc chế biến theo làm bánh, nấu chè… Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến mọi người cách nấu chè khoai mì ngon tại nhà, hãy cùng tham khảo để có công thức nấu ngay cho gia đình nhé.
>> Xem thêm: Công thức làm chè khúc bạch ngọt giải khát vào mùa hè
II. Các cách nấu chè khoai mì ngon
Chia sẻ đến mọi người một vài cách nấu chè khoai mì ngon, nguyên liệu dễ kiếm và dễ thực hiện.
1. Cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa
Đây là cách nấu chè khoai mì phổ biến nhất, mọi người hãy cùng nhau làm thử nhé.
a. Nguyên liệu chuẩn bị
- Khoai mì: 300 gram
- Nước cốt dừa: 200 ml
- Đường: 50 gram
- Đậu phộng rang: 20 gram
- Bột năng và lá dứa
b. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế khoai mì bằng cách lột vỏ, ngâm nước và sau đó rửa sạch lại với nước. Dùng đồ bào để bào nhỏ khoai mì, hoặc có thể cắt miếng và cho vào máy xay để xay nhuyễn.
Cho tất cả vào một túi lọc sạch để vắt lấy nước, đợi cho tinh bột lắng xuống thì gạn bỏ phần nước ở trên và chỉ lấy phần tinh dưới đấy.
Bước 2: Cho khoảng 30 ml vào phần bã khoai mì và trộn đều phần tinh bột lắng được với phần bã.
Cho thêm bột năng vào phần bã và tinh bột để trộn đều lên. Nặn bột thành những viên nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Đun sôi tầm 1.5 lít nước sạch và khi nước sôi thì cho viên khoai mì vào luộc. Khi nước sôi trở lại thì khuấy nhẹ và hạ lửa nhỏ, đun tiếp tầm 10 phút - 15 phút thì vớt ra.
Bước 4: Nấu lá dứa với 40 0ml nước lọc, đun tới khi sôi thì vớt lá dứa và cho khoai mì đã luộc vào. Khi nước sôi lại thì thêm 50 gram đường vào và khuấy đều tay.
Cho nước cốt dừa và một ít muối vào nồi, khuấy đều và đun với lửa vừa cho chè sôi lại. Pha bột năng với nước và đổ vào nồi khuấy đều tay, nấu thêm tầm 5 phút nữa thì tắt bếp.
Khi ăn thì múc ra chén và rắc thêm một ít đậu phộng đã rang lên trên. Có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh tùy thích.
>> Xem thêm: 3 Cách nấu chè bắp tại nhà siêu đơn giản
2. Cách nấu chè khoai mì đậu xanh
Một cách nấu chè khoai mì đặc trưng của đất Nam Bộ, chè mang hương vị độc đáo, nước cốt dừa đậm đà và khoai mì ăn không ngấy.
a. Nguyên liệu nấu chè
- Khoai mì mài: 500 gram
- Bột nếp 40 gram
- Đậu xanh cà vỏ: 200 gram
- Dừa nạo: 500 gram
- Đường: 150 gram
- Mè rang, sữa đặc, cùi dừa thái sợi, lá dứa, đậu phộng rang
b. Các bước thực hiện
Bước 1: Chế nước sôi vào dừa nạo và để tầm 10 phút, sau đó vắt kỹ để lấy nước đầu, bỏ thêm chén nước nữa để vắt lấy nước dão.
Bước 2: Khoai mì sau khi mài thì ngâm và bỏ đồ lược để vắt lấy nước. Chờ đến khi tinh bột lắng hết thì gạn bỏ nước ở mặt trên và lấy bột ở phía dưới trộn với xác vừa vắt đi.
Trộn bột nếp với hỗn hợp khoai mì, 3 muỗng canh sữa đặc, 3 muỗng canh nước cốt dừa. Đợi khoảng 20 phút cho thấm đều, mọi người có thể xay lá dứa lấy nước để làm viên chè có màu xanh. Sau đó thì nhồi và nặn viên bột vừa ăn.
Bước 3: Đậu xanh cà vỏ ngâm tầm 1 tiếng - 2 tiếng trước khi nấu, sau đó vo lại và đổ nước vào nấu mềm. Không nấu cho đậu xanh nở ra mà vừa chín, không đổ quá nhiều nước.
Khi đậu mềm thì bỏ đường, một ít muối và nước dão cốt dừa cùng với cùi dừa thái sợi vào. Khuấy đều cho tan đường.
Bước 4: Bắc một nồi nước khác lên bếp, nấu tới khi nước sôi già thì cho từng viên bột vào. Tùy theo chất lượng khoai mì, bột nhiều thì sẽ nổi lên còn không thì sẽ không nổi lên.
Nên khi nấu thì tầm khoảng 15 phút sau nên gắp thử, viên khoai trong và mềm dẻo thì là đã chín và vớt ra và cho vào nội đậu xanh.
Bước 5: Mở lửa cho nồi đậu xanh khi vừa sôi lên thì cho thêm nước cốt dừa còn lại và đợi sôi trở lại và tắt bếp. Khi ăn thì rắc thêm mè rang cùng với đậu phộng giã lên là ngon. Chè khoai mì này ăn ngon nhất là khi còn nóng, khi để nguội thì viên khoai sẽ cứng lại.
>> Xem thêm: Cách nấu Chè Hạt Sen bổ dưỡng cho Gia Đình Bạn
II. Lưu ý khi chế biến khoai mì an toàn
Khi thực hiện các cách nấu chè trên đây thì mọi người nên chú ý, để giữ an toàn thì không nên nấu quá lâu sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng bên trong khoai mì.
Và để an toàn, nên gọt sạch vỏ và ngâm trong nước tầm 48 tiếng trước khi nấu. Khi ăn thi không nên ăn quá nhiều và ăn liên tục.
Với cách chế biến chính xác để đảm bảo an toàn thì nên thực hiện như sau:
Đầu tiên là gọt vỏ củ khoai mì chứa các hợp chất tạo ra chất độc xyanua nguy hiểm, phải bóc vỏ trước để tránh bị ngộ độc. Khi bóc thì rạch một đường dọc và lột vỏ ra.
Sau đó thì ngâm trong vòng 48 tiếng - 60 tiếng trước khi chế biến để giảm bớt độc tố trong khoai mì. Khi ăn khoai mì thì nên ăn kèm với các thực phẩm giàu protein như sữa, trứng cùng các loại hạt để loại bỏ độc khỏi cơ thể.
Mọi người nên có chế độ ăn uống cân bằng, cho dù khoai mì có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, nhưng cũng không thể xem đây là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Nên ăn uống điều độ và cân bằng dinh dưỡng.
Khi chọn củ mì nấu chè thì nên chọn củ tươi, có vỏ mới, không bị khô. Đây là những củ đảm bảo bột nhiều, không nhiều xơ. Nên chọn củ có vỏ hồng nhạt thì sẽ ít độc tốt hơn.
Và ngoài áp dụng những cách nấu chè khoai mì trên thì mọi người cũng có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Mọi người có thể theo dõi Tobee Food để cập nhật nhiều nội dung hấp dẫn hơn. Tobee Food đồng thời cũng cung cấp nhiều nguyên liệu pha trà sữa, làm món ăn vặt đa dạng, có thể liên hệ ngay tới Hotline để được tư vấn nhé.
Nguyên Liệu Pha Chế Tobee Food
- Địa Chỉ: 79 Tăng Nhơn Phú, Phước Long B, Quận 9, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0935 688 198 / 034 966 3735
- E-mail: tobeefood@gmail.com