-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Kinh doanh trà sữa có lãi không? Cách tính lãi kinh doanh
Ngày đăng: 01/10/2021Để kinh doanh trà sữa mang lại thành công và việc kinh doanh trà sữa có lời thì bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình những hiểu biết nhất định về kinh doanh trà sữa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan đến kinh doanh trà sữa nhé.
I. Kinh doanh trà sữa lời bao nhiêu mỗi tháng ?
Trên thị trường hiện nay ngoài các cửa hàng trà sữa mang tên các thương hiệu lớn thì còn có các chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ khác nhau. Với sự xuất hiện của quá nhiều các thương hiệu trà sữa như vậy thì việc kinh doanh trà sữa có lời không đang là nỗi lo của những người kinh doanh trà sữa.
Đối với các mô hình vừa và nhỏ, thương hiệu mới ra đời, chưa có vị trí vững chắc trong lòng người dùng, việc này càng trở nên khó khăn gấp bội phần nhưng không phải không thực hiện được. Do đó, lập kế hoạch mở quán trà sữa cụ thể sẽ giúp bạn tránh những rủi ro ngoài mong muốn.
Kinh doanh trà sữa có lời không? Kinh doanh trà sữa lời bao nhiêu mỗi tháng? Đây là những câu hỏi mà rất được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt là đối với những bạn trẻ đang có ý định lập kế hoạch kinh doanh nhưng lại không biết dự toán lời lãi thế nào.
>> Xem thêm: Có thể bạn quan tâm: Top 15 thương hiệu trà sữa nhượng quyền sinh lời.
II. Công thức tính lợi nhuận đơn giản
Lợi Nhuận = Doanh Thu – Chi Phí – Khấu Hao – Ngân Sách Đầu Tư/Tái Đầu Tư
Trong đó:
- Lợi nhuận: Là số tiền bạn thu được trong một khoảng thời gian, sau khi trừ tất cả chi phí bỏ ra cho việc đầu tư kinh doanh. Kết quả sẽ cho bạn thấy được việc kinh doanh trà sữa có lời không.
- Doanh thu: Là tổng số tiền thu được trong hoạt động kinh doanh, tất cả số tiền khách hàng trả cho bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Chi phí: Các khoản phí bạn phải chi ra để vận hành quán trà sữa. Bao gồm tiền nguyên vật liệu, tiền điện nước, tiền lương nhân viên.
- Khấu hao: Khấu hao thể hiện sự giảm giá trị của các tài sản cố định. Trong thời gian hoạt động các yếu tố bất động sản, trang thiết bị, dụng cụ… sẽ hao mòn theo vòng đời của nó. Trong khi tính lợi nhuận cần trừ đi chi phí khấu hao để tính chính xác phần lãi thu được để từ đó xác định kinh doanh trà sữa có lời không.
- Ngân sách đầu tư/tái đầu tư: Là chi phí cần bỏ ra để tái đầu tư hoặc thực hiện các kế hoạch kinh doanh đặc biệt cho cửa hàng. Cùng với đó là chi phí thưởng cho nhân viên trong các dịp lễ tết.
Theo công thức này, muốn tăng lợi nhuận thì cần phải giảm các tham số âm. Cụ thể là giảm chi phí, giảm khấu hao (giảm vốn đầu tư ban đầu) và giảm chi phí tái đầu tư. Tóm lại để kinh doanh trà sữa có lời không thì bạn nên quản lý được chi phí một cách hiệu quả nhất.
III. Dự toán chi phí mở quán trà sữa
Để có thể biết được khi mở kinh doanh trà sữa có lời không, bạn cần phải nắm rõ được chi phí mở quán. Chi phí cần thiết để mở quán trà sữa sẽ thay đổi tùy thuộc vào số vốn ban đầu tư và quy mô kinh doanh mà bạn muốn.
Dưới đây là một số dự toán chi phí mở quán trà sữa từ mức 10 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
1. Chi phí kinh doanh quán trà sữa nhỏ vốn 10 triệu đồng
Với số vốn 10 triệu bạn có thể bắt đầu với việc kinh doanh mở quán ở vỉa hè. Đây là một ý tưởng kinh doanh trà sữa mang lại lợi nhuận cao
- Dự toán kinh phí:
- Chi phí cố định: Xe inox, xe được trang trí đẹp, có thùng đá chuyên dụng: khoảng 6.000.000đ
- Chi phí nguyên liệu: Khoảng 2.000.000đ
- Một số vật dụng cần thiết cho quán (ly, ống hút, bàn ghế,...): Khoảng 2.000.000đ
Đối với loại hình kinh doanh này, để xem kinh doanh trà sữa có lời không, bạn cần chú tâm vào thu hút khách hàng và dụng cụ phải sạch sẽ thì mới có thiện cảm từ khách hàng. Loại hình kinh doanh trà sữa này tuy bỏ ra vốn đầu tư ít nhưng lại mang lại lợi nhuận cao.
2. Chi phí kinh doanh quán trà sữa 200 triệu đồng
- Chi phí cố cố định (67.150.000đ):
- Máy dập nắp tự động: 4.250.000đ
- 1 bình ủ trà giữ nhiệt 10L: 700.000đ
- Nồi nấu trân châu tự động: 3.300.000đ
- Máy xay sinh tố công suất lớn: 1.700.000đ
- Máy làm lạnh nước trái cây: 11.300.000đ
- Cốc thủy tinh cà phê, nước trái cây: 500.000đ/50 chiếc
- Bàn và ghế: 30 triệu/15 bộ (1 bàn kèm 4 ghế
- Phí trang trí quán: khoảng 15.000.000đ
3. Chi phí khấu hao tài sản cố định
Giả định tất cả tài sản cố định của cửa hàng chỉ sử dụng trong vòng 24 tháng. Như vậy chi phí khấu hao tài sản cố định mỗi tháng sẽ là: 67.150.000đ/24 tháng ≈ 2.798.000đ. Phải tính chính xác phần này thì bạn mới có thể xác định kinh doanh trà sữa có lời không.
- Các loại chi phí (khoảng 77.130.000 đồng):
a. Chi phí nhân công
- Nhân viên pha chế: 12.000.000đ/2 người/tháng
- Nhân viên thu ngân và phục vụ/chạy bàn: 10.080.000đ/2 người/tháng (18.000/giờ, 1 ngày làm 8 tiếng = 180.000/ngày, 1 tháng làm 28 ngày)
b. Chi phí nguyên liệu
- Bột trà (đủ loại): 15.000.000đ/30kg
- Trân châu (đủ loại): 1.500.000đ/30kg
- Bột thạch (đủ loại): 1.000.000đ/10kg
- Đường kính trắng: 450.000đ/30kg
- Sữa đặc: 1.800.000đ/30 hộp
- Cốc nhựa/cốc giấy: 6.000.000đ/6.000 chiếc
- Ống hút nhựa: 800.000đ/20 gói
c. Chi phí khác
- Tiền điện : 2.000.000đ/tháng
- Tiền nước : 1.000.000đ/tháng
- Tiền Internet: 500.000đ/tháng
- Thuê mặt bằng: Khoảng 25.000.000đ
d. Ngân sách khác
- Ngân sách đầu tư cho marketing, chạy quảng cáo trên fanpage facebook của cửa hàng khoảng 35.000.000 đ/tháng.
- Ngân sách thưởng doanh số hàng tháng, thưởng lễ tết cho nhân viên trung bình khoảng 4.000.000đ/tháng/4 nhân viên.
Khi có ý định kinh doanh trà sữa thì bạn phải có kỹ năng quản lý, nếu không sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại không mong muốn. Với mức vốn càng lớn thì bạn càng có nhiều cơ hội để sáng tạo nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro. Như vậy, kinh doanh trà sữa có lời không hay lỗ nhưng chắc chắn nó có nhiều rủi ro.
4. Dự toán doanh thu
Giả định, với mô hình kinh doanh vốn 200 triệu đồng, mỗi cốc trà sữa bán 45.000đ, mỗi cốc trà sữa có topping bán 52.000đ, mỗi cốc nước hoa quả bán 55.000đ. Dự tính doanh số mỗi ngày bán được là: 75 cốc trà sữa không topping, 100 cốc trà sữa có topping và 50 cốc nước hoa quả. Như vậy, thu được:
- Trà sữa không topping: 45.000*75*30 = 101.250.000đ/tháng
- Trà sữa có topping: 52.000*100*30 = 156.000.000 đ/tháng
- Nước hoa quả: 55.000*50*30 = 82.500.000 đ/tháng
Vậy 1 tháng quán sẽ thu về được tổng cộng: 333.750.000đ/tháng. Nếu muốn biết kinh doanh trà sữa có lời không thì bạn nên dự đoán doanh thu một các chính xác.
5. Dự tính lợi nhuận
Cũng với giả định trên, ta có thể dựa vào công thức tính lợi nhuận thực tế thu được như sau:
333.750.000 – 77.130.000 – 2.798.000 – 39.000.000 = 214.822.000
Vậy mỗi tháng quán thu được 214.822.000 đồng tiền lãi. Nếu muốn biết kinh doanh trà sữa có lời không thì bạn nên biết quản lý chi phí hiệu quả.
>> Xem thêm: Cách đặt tên quán trà sữa cũng là một bí kíp cho các quán mới.
IV. Các mô hình kinh doanh trà sữa phổ biến
1. Kinh doanh Online
Đây là hình thức kinh doanh trà sữa phổ biến hiện nay. Bản chất của dịch vụ này đó là bạn sẽ trở thành đơn vị trung gian, liên kết cửa hàng trà sữa với người mua hàng. Nhiệm vụ của bạn là đẩy mạnh marketing, tìm kiếm khách hàng và chịu trách nhiệm giao hàng đến khách.
Nếu bạn đang muốn trả lời câu hỏi kinh doanh trà sữa có lời không thì hãy thử với loại hình kinh doanh trà sữa online này. Vì nó không cần bạn bỏ ra quá nhiều vốn.
2. Kinh doanh trà sữa Take Away
Để kinh doanh mô hình cửa hàng trà sữa take away, bạn sẽ không cần đầu tư quá nhiều. Chỉ cần một mặt bằng có diện tích khoảng 15 – 20m2 cũng đủ để phục vụ nhu cầu của mọi khách hàng. Mô hình kinh doanh trà sữa take away này cũng đang dần trở nên phổ biến hơn vì sự nhanh chóng và tiện lợi của nó.
So với loại hình kinh doanh trà sữa online thì loại hình kinh doanh này có tính khả thi hơn và mang lại nguồn lợi ổn định hơn. Nếu bạn đang có số vốn và kiếm được một mặt bằng thuận tiện thì hãy thử với kinh doanh trà sữa take away này nhé để xem kinh doanh trà sữa có lời không.
3. Kinh doanh trà sữa tự tạo thương hiệu
Với hình thức kinh doanh trà sữa tự tạo thương hiệu riêng này, trước tiên bạn cần đầu tư về sản phẩm, hãy chú trọng vào trang thiết bị và nguyên liệu trà sữa để tạo nên một ly trà sữa chất lượng, mang hương vị riêng của thương hiệu mình.
Tiếp theo, bạn nên xây dựng cho mình hình ảnh, màu sắc riêng để khắc sâu vào tâm trí khách hàng. Cuối cùng là công tác đẩy mạnh marketing của để quảng bá cửa hàng. Từ đó bạn sẽ có câu trả lời cho mình về kinh doanh trà sữa có lời không.
4. Kinh doanh nhượng quyền trà sữa
Với hình thức kinh doanh trà sữa nhượng quyền, bạn sẽ được chuyển giao công nghệ pha chế các món đồ uống có trong menu của thương hiệu, được cung cấp nguyên vật liệu, máy móc và đồ dùng của thương hiệu.
Thương hiệu sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các dự án marketing và giám sát chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Với hình thức này câu hỏi kinh doanh trà sữa có lời không sẽ đặt ra cho bạn rất nhiều thách thức.
Lúc này, công việc của bạn là thuê mặt bằng, thuê nhân viên và quản lý các hạng mục kinh doanh, các chương trình khuyến mại cũng như doanh thu của cửa hàng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn mở cửa hàng nguyên liệu pha chế đơn giản
V. Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công
Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công là tất cả những gì thuộc về giá trị tích lũy của người đi trước. Cách mở quán trà sữa thành công đó là hãy gặp gỡ họ xin học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh trà sữa có lời không, hoặc dùng óc quan sát xem tại những quán trà sữa đông khách họ đang bán gì?
Cách phục vụ như thế nào và họ có những chiến lược kinh doanh như thế nào để thu hút khách… Từ đó bạn có thể sưu tầm và học hỏi chính những kinh nghiệm đó cho quán của bạn sau này.
Tốt nhất ta nên thực hiện bước này song song với quá trình chuẩn bị để tích lũy kiến thức và vận dụng được ngay trong những ngày đầu khai trương quán.
Như vậy, kinh doanh trà sữa có lời không? Qua bài viết này chúng ta có thể nhận định rằng, kinh doanh trà sữa là một lĩnh vực tiềm năng và mang lại lợi nhuận lớn. Nếu vẫn đang không biết nên bắt đầu kinh doanh ở lĩnh vực nào thì kinh doanh trà sữa lại sự chọn hợp lý lúc này.
>> Xem thêm: Chi phí mở quán trà sữa hiện nay là bao nhiêu ?